Góc nhìn của thực tập sinh về nghề Thừa phát lại
11.7.24 Thừa phát lại Bến Thành luôn quan tâm, tạo điều kiện
cho các bạn sinh viên luật đến tham quan, thực tập tại Văn phòng. Sau đây,
chúng tôi xin đăng bài viết với nội dung " Góc
nhìn của thực tập sinh về Nghề thừa phát lại"
của Thực tập sinh K1 Nguyễn Đặng Triệu Vy- Sinh viên Luật năm 4 Trường Đại Tôn Đức Thắng để các bạn tham khảo:
Xin chào, mình tên là Nguyễn Đặng Triệu Vy, hiện đang là sinh viên năm 4 tại trường Đại học Tôn Đức Thắng chuyên ngành luật kinh tế. Trong suốt quá trình học tập tại đây, mình đã có cơ hội tham gia nhiều dự án và hoạt động nghiên cứu khoa học có liên quan. Ngoài việc học tập, mình cũng tích cực tham gia các câu lạc bộ và hoạt động ngoại khoá giúp mình phát triển kỹ năng mềm và mở rộng mạng lưới quan hệ.
Hiện tại, mình đang có cơ hội được trải nghiệm vị trí thực tập sinh tại Văn phòng Thừa phát lại Bến Thành. Đó là một trải nghiệm quý báu, mang lại cho mình nhiều kiến thức và kỹ năng thực tế. Điều đầu tiên, mình thấy về văn phòng là môi trường cực kỳ năng động, trẻ trung. Phần lớn nhân viên Văn phòng sẽ rơi vào độ tuổi 9x nên mọi người rất hoà đồng và vui vẻ với nhau. Không gian làm việc được thiết kế hiện đại, thoải mái với nhiều khu vực sinh hoạt chung, tạo điều kiện cho sự giao lưu và trao đổi ý tưởng giữa các đồng nghiệp. Về phúc lợi, bản thân mình là thực tập sinh chưa tạo ra giá trị cho văn phòng nên vị trí này chưa có lương nhưng văn phòng có các chế độ thực tập sinh như: phụ cấp cơm trưa, miễn phí giữ xe, và dự kiến có phụ cấp thực tập sinh cuối khoá theo năng lực, cống hiến mỗi người…
Những ngày đầu tiên, mình được giới thiệu về quy trình làm việc, các hồ sơ pháp lý và cách thức quản lý tài liệu. Qua sự hướng dẫn của các Thừa phát lại và nhân viên trong văn phòng, mình đã được tiếp cận với nhiều loại hồ sơ vi bằng, từ đơn giản đến phức tạp, liên quan đến vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi và vi bằng ghi nhận hiện trạng.
Khi thực tập tại đây, mình sẽ được lựa chọn một
anh/chị để giúp mình làm quen với môi trường và hỗ trợ cho mình quen việc. Mình
khá thích thú với cách giúp đỡ 1 kèm 1 này, vì bản thân mình là kiểu người hơi
nhút nhát nên việc có người hướng dẫn giúp mình cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
Về công việc, vì là thực tập sinh nên mình cũng chưa được giao các công việc quan trọng, phần lớn sẽ hỗ trợ các anh/chị trong quá trình làm việc như là ghép hình ảnh, viết bài, nghe chép ghi âm,…Bên cạnh đó, mình cũng được tham gia các buổi lập vi bằng bên ngoài cùng với Thừa phát lại và thư ký Thừa phát lại, mình học được cách lắng nghe, quy trình lập vi bằng. Điều này đã giúp mình hiểu rõ hơn về vai trò của Thừa phát lại trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng và cách thức xử lý tình huống pháp lý phức tạp.
Thừa phát lại là ai?
Hiện nay, khái niệm về Thừa phát lại còn rất xa lạ với người dân. Theo đó, Thừa phát lại là một chức danh chỉ người được bổ nhiệm để tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện và tổ chức thi hành án dân sự. Trong đó, tống đạt là thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện. Vi bằng là văn bản ghi lại sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Vi bằng được lập theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Hiện nay, nhiều người biết đến Thừa phát lại nhờ vào hoạt động lập vi bằng, đặc biệt là trong việc lập vi bằng mua bán đất đai. Vi bằng do Thừa phát lại lập dựa trên những sự kiện và hành vi thực tế mà họ chứng kiến, vì vậy, nó trở thành một nguồn chứng cứ chính xác và đáng tin cậy khi xảy ra tranh chấp.
Thu nhập của Thừa phát lại
Đối với công việc tống đạt, chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự do Tòa án, viện viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại trong hợp đồng quy định tại khoản 3 Điều 33 của Nghị định 08/2020 NĐ-CP, cụ thể là tối thiểu là 65.000 đồng/việc và tối đa là 130.000 đồng/việc. Trường hợp tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về chi phí tống đạt, bao gồm: Chi phí phát sinh thực tế nhưng không vượt quá chế độ công tác phí theo quy định của pháp luật áp dụng đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; tiền công theo ngày làm việc của người thực hiện việc tống đạt nhưng không vượt quá mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Về lập vi bằng, mục đích của việc lập vi bằng chính là nhằm ghi nhận các sự kiện, hành vi để làm chứng cứ, bảo vệ quyền lợi của bản thân khi tham gia giao dịch hoặc khi xảy ra các sự kiện, hành vi nhất định. Theo đó chi phí lập vi bằng là một trong những nội dung rất được quan tâm. Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về làm vi bằng bao nhiêu tiền hoặc tỷ lệ xác định mức phí chung. Do đó tùy từng trường hợp cụ thể mà khách hàng có thể dựa trên bảng phí đã được niêm yết của văn phòng Thừa phát lại để thỏa thuận về mức phí lập vi bằng với Thừa phát lại sao cho phù hợp.
Mặc dù là đơn vị cung cấp các dịch vụ pháp lý mang tính chất công, phục vụ cho nhân dân nhưng Thừa phát lại vẫn là một tổ chức tự chủ về tài chính; do đó không có văn bản quy định về mức lương của Thừa phát lại. Mức lương sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau dựa trên nội dung công việc và khối lượng công việc phải thực hiện sao cho phù hợp nhất. Như vậy, lương của Thừa phát lại sẽ do các bên tự thỏa thuận do đó mức lương ở các văn phòng Thừa phát lại khác nhau sẽ là khác nhau dựa trên thỏa thuận và theo công việc thực hiện mà không có một mức lương chung nhất định cho các Thừa phát lại.
Cơ hội nghề nghiệp của Thừa phát lại
Hoạt động của Thừa phát lại là một hoạt động thi hành án dân sự được thí điểm tại TP.HCM vào năm 2009 và được nhận rộng ra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ cuối năm 2013. Có thể thấy nghề Thừa phát lại là một nghề mới tại Việt Nam và hiện tại vẫn còn đang phát triển với 4 loại việc (thi hành án dân sự, xác minh điều kiện thi hành án tương đương chi cục thi hành án dân sự, lập vi bằng, tống đạt văn bản).
Những công việc này hiện nhu cầu rất cao, đặc biệt là về yêu cầu về lập vi bằng và tổ chức thi hành án. Với sự phát triển kinh tế, nhu cầu về các dịch vụ pháp lý ngày càng tăng cao nhưng hiện nay số lượng Thừa phát lại và các Văn phòng Thừa phát lại vẫn còn hạn chế. Nhờ vậy, sự cạnh tranh trong nghề chưa cao, cơ hội để chúng ta khai phá nghề này là rất tiềm năng. Hiện tại, ở TP.HCM có khoảng mấy nghìn luật sư và trên dưới 1000 tổ chức hành nghề luật sư. Trong khi đó, số lượng Thừa phát lại mới được bổ nhiệm chỉ có khoảng hơn 100 người và số văn phòng chỉ khoảng hai mươi mấy văn phòng.
Bên cạnh những thuận lợi, nghề Thừa phát lại có những khó khăn nhất định, chủ yếu xuất phát từ sự mới mẻ và thiếu nhận biết của nghề đối với người dân. Nhiều người dân chưa biết đến sự tồn tại của Thừa phát lại cũng như công việc của Thừa phát lại nên mặc dù có nhu cầu nhưng không biết đến chức năng của Thừa phát lại. Điều này làm hạn chế nhu cầu sử dụng dịch vụ của Thừa phát lại, ảnh hưởng đến khả năng phát triển nghề nghiệp. Ngoài ra, 1 số khó khăn xuất phát từ sự thiếu hợp tác từ một số ít cơ quan nhà nước do chưa nhìn nhận đầy đủ về vị trí, chức năng cũng như thẩm quyền của Thừa phát lại.
Bất kể ngành nghề trong lĩnh vực pháp lý nào cũng vậy không chỉ riêng gì về nghề thừa phát lại đều đòi hỏi sự kiên nhẫn, cẩn trọng, kiến thức sâu rộng về pháp luật cũng như khả năng thích ứng cao để vượt qua và phát triển sự nghiệp bền vững. Tuy nhiên, với những cơ hội nghề nghiệp đa dạng và tiềm năng phát triển, thì nghề thừa phát lại đáng để theo đuổi cho những ai có đam mê và quan tâm đến pháp lý.
Xin chào, mình tên là Nguyễn Đặng Triệu Vy, hiện đang là sinh viên năm 4 tại trường Đại học Tôn Đức Thắng chuyên ngành luật kinh tế. Trong suốt quá trình học tập tại đây, mình đã có cơ hội tham gia nhiều dự án và hoạt động nghiên cứu khoa học có liên quan. Ngoài việc học tập, mình cũng tích cực tham gia các câu lạc bộ và hoạt động ngoại khoá giúp mình phát triển kỹ năng mềm và mở rộng mạng lưới quan hệ.
Hiện tại, mình đang có cơ hội được trải nghiệm vị trí thực tập sinh tại Văn phòng Thừa phát lại Bến Thành. Đó là một trải nghiệm quý báu, mang lại cho mình nhiều kiến thức và kỹ năng thực tế. Điều đầu tiên, mình thấy về văn phòng là môi trường cực kỳ năng động, trẻ trung. Phần lớn nhân viên Văn phòng sẽ rơi vào độ tuổi 9x nên mọi người rất hoà đồng và vui vẻ với nhau. Không gian làm việc được thiết kế hiện đại, thoải mái với nhiều khu vực sinh hoạt chung, tạo điều kiện cho sự giao lưu và trao đổi ý tưởng giữa các đồng nghiệp. Về phúc lợi, bản thân mình là thực tập sinh chưa tạo ra giá trị cho văn phòng nên vị trí này chưa có lương nhưng văn phòng có các chế độ thực tập sinh như: phụ cấp cơm trưa, miễn phí giữ xe, và dự kiến có phụ cấp thực tập sinh cuối khoá theo năng lực, cống hiến mỗi người…
Những ngày đầu tiên, mình được giới thiệu về quy trình làm việc, các hồ sơ pháp lý và cách thức quản lý tài liệu. Qua sự hướng dẫn của các Thừa phát lại và nhân viên trong văn phòng, mình đã được tiếp cận với nhiều loại hồ sơ vi bằng, từ đơn giản đến phức tạp, liên quan đến vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi và vi bằng ghi nhận hiện trạng.
Hình ảnh Thư ký nghiệp vụ đang hướng dẫn bạn thực tập sinh vẽ sơ đồ hiện trạng |
Về công việc, vì là thực tập sinh nên mình cũng chưa được giao các công việc quan trọng, phần lớn sẽ hỗ trợ các anh/chị trong quá trình làm việc như là ghép hình ảnh, viết bài, nghe chép ghi âm,…Bên cạnh đó, mình cũng được tham gia các buổi lập vi bằng bên ngoài cùng với Thừa phát lại và thư ký Thừa phát lại, mình học được cách lắng nghe, quy trình lập vi bằng. Điều này đã giúp mình hiểu rõ hơn về vai trò của Thừa phát lại trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng và cách thức xử lý tình huống pháp lý phức tạp.
Thừa phát lại là ai?
Hiện nay, khái niệm về Thừa phát lại còn rất xa lạ với người dân. Theo đó, Thừa phát lại là một chức danh chỉ người được bổ nhiệm để tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện và tổ chức thi hành án dân sự. Trong đó, tống đạt là thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện. Vi bằng là văn bản ghi lại sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Vi bằng được lập theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Hiện nay, nhiều người biết đến Thừa phát lại nhờ vào hoạt động lập vi bằng, đặc biệt là trong việc lập vi bằng mua bán đất đai. Vi bằng do Thừa phát lại lập dựa trên những sự kiện và hành vi thực tế mà họ chứng kiến, vì vậy, nó trở thành một nguồn chứng cứ chính xác và đáng tin cậy khi xảy ra tranh chấp.
Thu nhập của Thừa phát lại
Đối với công việc tống đạt, chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự do Tòa án, viện viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại trong hợp đồng quy định tại khoản 3 Điều 33 của Nghị định 08/2020 NĐ-CP, cụ thể là tối thiểu là 65.000 đồng/việc và tối đa là 130.000 đồng/việc. Trường hợp tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về chi phí tống đạt, bao gồm: Chi phí phát sinh thực tế nhưng không vượt quá chế độ công tác phí theo quy định của pháp luật áp dụng đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; tiền công theo ngày làm việc của người thực hiện việc tống đạt nhưng không vượt quá mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Về lập vi bằng, mục đích của việc lập vi bằng chính là nhằm ghi nhận các sự kiện, hành vi để làm chứng cứ, bảo vệ quyền lợi của bản thân khi tham gia giao dịch hoặc khi xảy ra các sự kiện, hành vi nhất định. Theo đó chi phí lập vi bằng là một trong những nội dung rất được quan tâm. Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về làm vi bằng bao nhiêu tiền hoặc tỷ lệ xác định mức phí chung. Do đó tùy từng trường hợp cụ thể mà khách hàng có thể dựa trên bảng phí đã được niêm yết của văn phòng Thừa phát lại để thỏa thuận về mức phí lập vi bằng với Thừa phát lại sao cho phù hợp.
Mặc dù là đơn vị cung cấp các dịch vụ pháp lý mang tính chất công, phục vụ cho nhân dân nhưng Thừa phát lại vẫn là một tổ chức tự chủ về tài chính; do đó không có văn bản quy định về mức lương của Thừa phát lại. Mức lương sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau dựa trên nội dung công việc và khối lượng công việc phải thực hiện sao cho phù hợp nhất. Như vậy, lương của Thừa phát lại sẽ do các bên tự thỏa thuận do đó mức lương ở các văn phòng Thừa phát lại khác nhau sẽ là khác nhau dựa trên thỏa thuận và theo công việc thực hiện mà không có một mức lương chung nhất định cho các Thừa phát lại.
Cơ hội nghề nghiệp của Thừa phát lại
Hoạt động của Thừa phát lại là một hoạt động thi hành án dân sự được thí điểm tại TP.HCM vào năm 2009 và được nhận rộng ra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ cuối năm 2013. Có thể thấy nghề Thừa phát lại là một nghề mới tại Việt Nam và hiện tại vẫn còn đang phát triển với 4 loại việc (thi hành án dân sự, xác minh điều kiện thi hành án tương đương chi cục thi hành án dân sự, lập vi bằng, tống đạt văn bản).
Những công việc này hiện nhu cầu rất cao, đặc biệt là về yêu cầu về lập vi bằng và tổ chức thi hành án. Với sự phát triển kinh tế, nhu cầu về các dịch vụ pháp lý ngày càng tăng cao nhưng hiện nay số lượng Thừa phát lại và các Văn phòng Thừa phát lại vẫn còn hạn chế. Nhờ vậy, sự cạnh tranh trong nghề chưa cao, cơ hội để chúng ta khai phá nghề này là rất tiềm năng. Hiện tại, ở TP.HCM có khoảng mấy nghìn luật sư và trên dưới 1000 tổ chức hành nghề luật sư. Trong khi đó, số lượng Thừa phát lại mới được bổ nhiệm chỉ có khoảng hơn 100 người và số văn phòng chỉ khoảng hai mươi mấy văn phòng.
Bên cạnh những thuận lợi, nghề Thừa phát lại có những khó khăn nhất định, chủ yếu xuất phát từ sự mới mẻ và thiếu nhận biết của nghề đối với người dân. Nhiều người dân chưa biết đến sự tồn tại của Thừa phát lại cũng như công việc của Thừa phát lại nên mặc dù có nhu cầu nhưng không biết đến chức năng của Thừa phát lại. Điều này làm hạn chế nhu cầu sử dụng dịch vụ của Thừa phát lại, ảnh hưởng đến khả năng phát triển nghề nghiệp. Ngoài ra, 1 số khó khăn xuất phát từ sự thiếu hợp tác từ một số ít cơ quan nhà nước do chưa nhìn nhận đầy đủ về vị trí, chức năng cũng như thẩm quyền của Thừa phát lại.
Bất kể ngành nghề trong lĩnh vực pháp lý nào cũng vậy không chỉ riêng gì về nghề thừa phát lại đều đòi hỏi sự kiên nhẫn, cẩn trọng, kiến thức sâu rộng về pháp luật cũng như khả năng thích ứng cao để vượt qua và phát triển sự nghiệp bền vững. Tuy nhiên, với những cơ hội nghề nghiệp đa dạng và tiềm năng phát triển, thì nghề thừa phát lại đáng để theo đuổi cho những ai có đam mê và quan tâm đến pháp lý.